Sự tăng trưởng
kinh tế đã đưa thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh,
những địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông, lên một cấp độ phát
triển mới.
Dịch
chuyển về vùng ven TPHCM
Theo
dự báo từ DKRA Vietnam, đất nền tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu mặc
dù thị trường thời gian gần đây có xu hướng giảm. Do đó, phân khúc đất nền quý
II/2019 có thể sẽ tăng mạnh so với quý I/2019. Đặc biệt đất nền phân lô và hiện
đã thiết lập những mặt bằng giá mới và hình thành nhiều điểm nóng đáng chú ý
như Nhơn Trạch, Long Thành (tỉnh Đồng Nai), Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa (tỉnh
Long An), Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu)… Không chỉ gói gọn trong phân khúc đất
nền, sự tăng nhiệt bắt đầu lan ra các phân khúc căn hộ, nhà phố - biệt thự… với
sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn, được quy hoạch bài bản.
sự nhộn nhịp của thị trường đất nền đóng sóng từ các nhà đầu tư |
Việc
TP. Hồ Chí Minh đang dần khan hiếm quỹ đất nên các doanh nghiệp chuyển hướng đầu
tư về các tỉnh vùng ven là một xu hướng tất yếu. Điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp có nguồn thu ổn định, có đầu ra cho kinh doanh và nuôi bộ máy nhân sự.
Chuyên
gia kinh tế Bùi Quang Tín (Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) nhận định: Hiện
chủ trương của TP. Hồ Chí Minh đang siết lại vấn đề cấp quyền sử dụng đất. Theo
đó, chỉ cho phép thực hiện đối với những dự án thực sự đủ về pháp lý. Kế hoạch
kinh doanh năm 2019 của các doanh nghiệp bất động sản đang có xu hướng
"đánh bắt xa bờ" thay vì "bám trụ" tại TP. Hồ Chí MinhM như
trước đây. Các đại gia bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh như Novaland, Hưng Thịnh
cũng nhắm đến thị trường ở các tỉnh như Cần Thơ, Phan Thiết, Vũng Tàu hay Khánh
Hòa, Phú Quốc... để đầu tư.
Tuy
nhiên, việc hình thành những điểm nóng mới xung quanh TP. Hồ Chí Minh cũng đối
mặt nhiều thách thức cho việc hoàn thiện hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông kết
nối vùng. Các chuyên gia kinh tế nhận định TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận
cần có một chiến lược quy hoạch đồng bộ để tạo ra những đô thị vệ tinh, đầy đủ
tiện ích. Mặt khác, sự tăng trưởng nóng của các tỉnh giáp ranh còn ẩn chứa nhiều
rủi ro về biến động giá cả, thậm chí ở một số thời điểm đã xảy ra sốt giá, đẩy
thị trường rơi vào trạng thái thiếu ổn định.
Tín hiệu
lạc quan
Đáng
giá khái quát chung về thị trường, ông Nguyễn Trần Nam nguyên thứ trưởng Bộ Xây
dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết: Nhìn về tổng thể, dù thị
trường nói chung và các doanh nghiệp bất động sản nói riêng trong thời gian tới
có khó khăn, nhưng những lợi thế vẫn còn nhiều. Rõ nhất là câu chuyện vốn khi
thị trường chuẩn bị bước vào giai đoạn mới khó khăn và trầm lắng hơn. Đây là
thách thức cho thị trường nói chung nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn,
có uy tín, tiềm lực và có chiến lược lâu dài.
Năm
2018, được coi là một năm thành công của ngành du lịch với những kết quả nổi bật,
chúng ta đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế đến, phục vụ trên 80 triệu lượt
khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng.
phà Cát Lái sẽ sớm được thay thế bằng Cầu Cát Lái tạo kết nối liên vùng giữa TPHCM và các tỉnh lân cận |
Theo
thống kê hiện nay, cả nước có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 buồng
phòng, tăng hơn 2.400 có sở lưu trú so với cùng kì. Trong số này, có 145 khách
sạn 5 sao với 47.111 buồng, 267 khách sạn 4 sao với 35.467 buồng phòng. Số lượng
buồng phòng khách sạn 4 - 5 sao tăng nhanh thể hiện một phần việc khách quốc tế
cao cấp, phân khúc thị trường có mức chi trả cao tăng.
Bên
cạnh đó, nhiều dự án du lịch, khu du lịch có quy mô, chất lượng và phương thức
kinh doanh hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế đi vào hoạt động. Đây là một trong
những động lực quan trọng để phát triển các dự án cao cấp, hạng sang và bất động
sản nghỉ dưỡng. Sự tăng tốc của thị trường bất động sản các tỉnh giáp ranh và một
vài địa phương có tính liên kết về hạ tầng giao thông là cơ hội cho các nhà đầu
tư, thu hút dòng tiền dịch chuyển từ TP. Hồ Chí Minh và tạo điều kiện an cư cho
những người trẻ, gia đình trẻ có thu nhập ổn định và nhu cầu ở thực.
Nhiều
ý kiến lo ngại các doanh nghiệp bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh sẽ gặp nhiều
thách thức, khó khăn khi chuyển hướng kinh doanh về các tỉnh vùng ven. Sức mua
bất động sản của thị trường tỉnh không mạnh. Hiện tượng nhiều doanh nghiệp đổ về
tỉnh làm dự án khiến nguồn cung tăng đột biến trong khi sức tiêu thụ của thị
trường tỉnh khó tăng mạnh trong ngắn hạn.
Giới
chuyên môn khuyến cáo, đối với dự án các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh các nhà
đầu tư cần phải xem kỹ pháp lý của từng dự án, đặc biệt là khả năng tài chính của
chủ đầu tư cũng như tình hình triển khai dự án trên thực tế. Điều quan trọng nhất
là khả năng thanh khoản, tức là nhu cầu thực của người mua đối với dự án như thế
nào. Đây là yếu tố quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định đầu tư.
Nhận xét
Đăng nhận xét