Dự án cầu Cát Lái, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4... với số
vốn khủng hàng nghìn tỉ đồng đang được TP HCM mời gọi đầu tư
Trong danh sách 210 dự án TP
HCM đang mời gọi đầu tư có 4 dự án cầu và 1 dự án đường ven sông với tổng vốn đầu
tư 18.277 tỉ đồng.
Trong đó, dự án có vốn đầu tư
lớn nhất đó là dự án cầu Cát Lái với tổng vốn đầu tư 7.449 tỉ đồng,
tương đương 339 triệu USD. Dự án cây cầu này có tổng chiều dài toàn tuyến là
3km. Cơ quan liên hệ để đăng ký góp vốn đầu tư vào dự án là Sở Giao thông vận tải
TP HCM.
thiết kế mô phỏng cầu Cát Lái trong tương lai |
Dự
án cầu Cát Lái có điểm đầu chính là điểm cuối của nút giao thông Mỹ Thủy trên
đường Nguyễn Thị Định (quận 2, TP HCM) và điểm cuối kết nối với đường Lý Thái Tổ
(thuộc Khu đô thị Nhơn Trạch, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai).
Dự
án có cầu chính kết cấu dây văng 2 trụ tháp, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe
hỗn hợp, mặt cắt ngang 60m, độ thông thuyền H=55m, B=250m, vận tốc thiết kế
80km/giờ.
Trước
đó, ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến và Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Đồng Nai Trần Văn Vĩnh cùng các sở ngành của 2 địa phương đã họp bàn việc triển
khai dự án cầu Cát Lái nối quận 2 (TP HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai).
Ông
Trần Văn Vĩnh cho biết, khi có cầu Cát Lái, hệ thống giao thông TPHCM - Nhơn Trạch
sẽ được thông suốt, nối liền mạng lưới giao thông TPHCM - Bà Rịa - Vũng Tàu - Đồng
Nai.
Bên
cạnh đó, khi sân bay quốc tế Long Thành đi vào hoạt động, cầu Cát Lái kết hợp tỉnh
lộ 25C sẽ hình thành tuyến kết nối TPHCM - sân bay Long Thành; chia sẻ lưu lượng
phương tiện giao thông đang quá tải trên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu
Giây trong ngày thường lẫn dịp lễ.
Dự
án có số vốn đầu tư lớn thứ 2 đó là dự án cầu Cần Giờ nằm trên địa phận 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Dự án có tổng
chiều dài toàn tuyến 5,8km, tổng vốn đầu tư 5.904 tỉ đồng, tương đương 2678 triệu
USD; cơ quan liên hệ là Sở Giao thông vận tải TP HCM.
Trước
đó, ngày 19/4, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM đã tổ chức lễ công bố kết quả
tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc cầu Cần Giờ sau gần 1 năm tổ chức tuyển
chọn.
Phó
Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM Nguyễn Đình Hưng cho biết, từ 17 phương
án thiết kế, hội đồng tuyển chọn đã thống nhất chọn phương án cầu Cần Giờ dây
văng 1 trụ tháp, với ý tưởng kiến trúc phác họa hình tượng cây đước đặc trưng của
huyện Cần Giờ.
Theo
phương án này, cầu Cần Giờ được thiết kế theo dạng cầu dây văng một trụ tháp,
lan can cầu có hình tượng sóng biển, với các trụ đèn chiếu sáng tạo hiệu ứng rừng
đước khi đi qua cầu.
Cầu
Cần Giờ có 4 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m, sẽ thay thế cho phà Bình
Khánh, kết nối khu Nam thành phố với huyện Cần Giờ, đáp ứng nhu cầu giao thông
trong khu vực, phá thế độc đạo của phà Bình Khánh. Qua đó, tạo điều kiện thúc đẩy
và phát triển dự án khu lấn biển, khu đô thị du lịch biển Cần Giờ.
Dự
án cầu có số vốn đầu tư lớn thứ 3 là dự án cầu
Thủ Thiêm 4 nằm trên địa bàn
quận 2 và quận 7, tổng chiều dài công trình là 2.160m, tổng vốn đầu tư 3.356 tỉ
đồng, tương đương 153 triệu USD; cơ quan liên hệ là Sở Giao thông vận tải TP
HCM.
vị trí cầu Thủ Thiêm 4 |
Dự
án cầu thứ 4 mà TP HCM đang mời gọi đầu tư đó là dự án cầu
đi bộ nằm trên địa bàn quận 1 và quận 2,
có chiều dài 260 – 360m, được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Dự án có tổng
vốn đầu tư 968 tỉ đồng, tương đương 44 triệu USD. Cơ quan liên hệ là Ban quản
lý Đầu tư – Xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Bên
cạnh các dự án cầu nói trên, UBND TP HCM cũng đang mời gọi đầu tư vào dự án đường
ven sông Sài Gòn (từ Rạch Thị
Nghè đến ranh Khu dân cư Tân Cảng) đi qua địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh.
Tuyến đường có chiều dài 1.150m, tổng vốn 600 tỉ đồng, tương đương 27 triệu
USD. Cơ quan liên hệ là Sở Giao thông vận tải TP HCM.
Trước
đó, trong kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình giảm ùn tắc và tai nạn giao
thông giai đoạn giai đoạn 2018 – 2020, TP HCM cho biết Thành phố có kế hoạch
chi 96.000 tỷ đồng để xây 49 cây cầu và gần 190km đường bộ trong 3 năm.
Theo
đó, trong năm 2019, Thành phố phấn đấu làm mới và đưa vào sử dụng 75km đường bộ
và 17 cây cầu. Mật độ đường giao thông đạt 2,14km/km². Tỷ lệ đất dành cho giao
thông đạt 10,01% đất xây dựng đô thị. Khối lượng vận tải hành khách công cộng
đô thị đáp ứng được từ 11,2% nhu cầu giao thông đô thị.
Năm
2020, Thành phố phấn đấu làm mới và đưa vào sử dụng 81km đường bộ và 18 cây cầu.
Mật độ đường giao thông đạt 2,2km/km². Tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 12,2%
đất xây dựng đô thị. Khối lượng vận tải hành khách công cộng đô thị đáp ứng được
từ 15% nhu cầu giao thông đô thị.
Nhận xét
Đăng nhận xét